Vào ngày 23 tháng 03 năm 2021 vừa qua, đại diện Nền Logistix có dịp được tham dự buổi làm việc giữa Cục Hàng hải Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) với nội dung xoay quanh mục tiêu hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu quả quản lý và giảm chi phí Logistics.
Đại diện đoàn kiểm tra, ông Hoàng Hồng Giang cho rằng hiện nay ngoài cước phí các hãng tàu đang thu khoảng 70 loại phụ phí khác nhau và yêu cầu các hãng tuân thủ Nghị định 146/2016/NĐ-CP quy định về niêm yết giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển, giá dịch vụ tại cảng biển.
Đại diện VLA, ông Đào Trọng Khoa và ông Nguyễn Duy Minh đã đưa ra các nhận xét, kiến nghị và giải pháp thiết thực trước mắt cho công tác quản lý, đề nghị các chỉ số Logistics cụ thể và cách tính toán tỷ trọng chi phí Logistics so với GDP được chính xác hơn so với nhận định của Ngân hàng thế giới (World Bank).
Trong buổi làm việc, đại diện ONEX Logistics xin phép được ý kiến rằng chi phí Logistics hiện nay đang tăng không chỉ do giá cước phí vận chuyển đường biển và phụ phí mà còn có sự góp mặt của rất nhiều loại phí nội địa khác đang tăng như phí dịch vụ tại Tân Cảng – Cát Lái (áp dụng 01/04/2021), phí dịch vụ lưu bãi tại kho hàng hoá Tân Sơn Nhất (TCS), tái thu phí đường bộ Trạm BOT xa lộ Hà Nội (từ ngày 01/04/2021),… tất cả đều làm cho chủ hàng, các công ty cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng cuối cùng ngày càng “kiệt quệ”.
Nền Logistix team.
12 hãng tàu ngoại bị kiểm tra
(Theo báo Tiền Phong) Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, việc thiếu vỏ container (cont) và giá vận tải hàng xuất/nhập khẩu bằng cont qua đường biển tăng thời gian qua do thị trường quyết định, Nhà nước không thể can thiệp bằng hành chính mà chỉ có thể can thiệp vào khu vực dịch vụ do Việt Nam cung cấp và giám sát theo quy định. Các hiệp hội doanh nghiệp Logistics như VLA đã có hành động như thế nào trước hiện trạng trên?