Hướng dẫn thực hiện thống nhất miễn thuế theo Nghị định 18

Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo Nghị định số 18/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ được hướng dẫn, thực hiện thống nhất.

0
450
Công chức Hải quan TPHCM kiểm tra nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh: T.H

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Cục Hải quan TPHồ Chí Minh kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét các trường hợp để có hướng dẫn thực hiện thống nhất.

Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu. Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định về cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế trong đó Khoản 2 Điều 10: “cơ sở xác định hàng hóa miễn thuế”: có nhiều nội dung căn cứ quy định từ điểm A đến điểm h. Trong đó, có một số trường hợp cụ thể quy định tại Điều này nhưng không ràng buộc phải thỏa mãn các nội dung khác quy định tại Điều này dẫn đến có thể hiểu không thống nhất.

Áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 10 được hiểu là phải thỏa mãn đồng thời các quy định từ điểm A đến điểm h nhưng cũng có ý kiến cho rằng chỉ cần thỏa mãn từng nội dung quy định của từng điểm nêu tại Khoản này.

Ví dụ, trường hợp nêu tại điểm c, để đủ cơ sở được xem xét miễn thuế thì có phải thỏa mãn đồng thời các điểm a, b, d, đ khoản 2 Điều 10 hay không? Tương tự như vậy, trường hợp nêu tại điểm g, h để đủ cơ sở miễn thuế thì có phải thỏa mãn đồng thời các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 10 hay không.

Để thực hiện thống nhất, Cục Hải quan TPHCM kiến nghị, trường hợp nêu tại điểm c để đủ cơ sở được xem xét miễn thì có phải thỏa mãn đồng thời các điểm a, b, d, đ khoản 2 Điều 10. Trường hợp nêu tại điểm g, h để đủ cơ sở miễn thuế thì có phải thỏa mãn đồng thời các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 10.

Căn cứ Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung quy định về trường hợp người nộp thuế thuê gia công lại.

Trường hợp bên ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài không có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở gia công, máy móc thiết bị tại cơ sở gia công (người nộp thuế không có nhà xưởng, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc thuê mượn) mà giao toàn bộ hàng hóa cho tổ chức cá nhân khác nhận gia công lại sau đó nhận lại thành phầm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan. Người nộp thuế có thực hiện thông báo cơ sở gia công lại, hợp đồng gia công, hợp đồng gia công lại cho cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật hải quan thì có được miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đưa đi gia công lại hay không.

Có ý kiến cho rằng, quy định tại Điểm này không quy định người nộp thuê bắt buộc phải có nhà xưởng, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc thuê mượn.

Cục Hải quan TPHCM kiến nghị, trường hợp nêu trên người nộp thuế phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 và không bắt buộc phải có nhà xưởng, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc thuê mượn thì được miễn thuế.

Đối với miễn thuế quà biếu, quà tặng, Khoản 3, Điều 1 sửa đổi bổ sung điểm b, khoản 2, Điều 8 quy định: “Đối với quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cơ quan, tổ chức Việt Nam được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động theo pháp luật về ngân sách và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện là toàn bộ trị giá của quà biếu, quà tặng và không quá 4 lần/năm.”
Cục Hải quan TPHCM kiến nghị, cần cảnh báo trên Hệ thống VNACCS số lần nhập khẩu hoặc hướng dẫn theo dõi số lần nhập khẩu, tránh trường hợp theo dõi thủ công, nhập khẩu vượt quá số lần quy định.

(Theo Hải quan)