Vận tải biển theo chân Hội nghị thượng đỉnh G7, thành lập Hiệp hội M7

0
1276
Lãnh đạo các quốc gia G7 chụp ảnh cùng lãnh đạo các quốc gia khách mời tại Cornwall, Vương quốc Anh.

Như chúng ta đã biết, trong tuần qua, các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đến hạt Cornwall ở miền Tây Nam nước Anh để dự Hội nghị thường niên G7. Lấy cảm hứng từ Hội nghị này, lãnh đạo các Hiệp hội vận tải biển quốc tế cũng đã thành lập một hiệp hội hoàn toàn mới với cái tên tương tự, M7.

47th G7 2021 waves logo.svg
Logo chính thức của Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Cornwall, Vương quốc Anh.

Đại biểu từ các Hiệp hội chủ tàu của các nước G7 (bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản) cùng với các đại diện từ Úc, Ấn Độ, Nam Phi, Hàn Quốc đã góp mặt trong sự kiện này cùng với sự tham gia của Tổng Thư ký Phòng Vận tải biển quốc tế (International Chamber of Shipping), Giám đốc điều hành và Tổng thư ký của Công hội hàng hải quốc tế và vùng Baltic (BIMCO) và đại diện từ Hiệp hội các chủ tàu cộng đồng châu Âu (ECSA). Toàn thể các đại biểu đã tham gia Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên của M7 vào đầu tuần trước, Hội nghị do Phòng Vận tải biển của Vương quốc Anh (UK Chamber of Shipping) đứng ta tổ chức.

Về nội dung của Hội nghị, ông John Denholm, Chủ tịch Phòng Vận tải biển của Vương quốc Anh và người chủ trì Hội nghị, cho biết: “Hội nghị đã thảo luận về việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại thông qua các giao dịch kỹ thuật số, sự cấp thiết trong việc các chính phủ và ngành vận tải biển phải đầu tư nhiều hơn vào các dự án nghiên cứu và phát triển xanh và vai trò quan trọng của thuyền viên trong việc giữ cho dòng chảy thương mại ổn định trong đại dịch Covid”.

Logo của Hội nghị thượng đỉnh M7, “ăn theo” tinh thần của logo Hội nghị thượng đỉnh G7.

Phát biểu chính thức sau Hội nghị, ông John Denholm nhấn mạnh, “Các đại biểu tham dự Hội nghị ghi nhận sự đóng góp tuyệt vời của thuyền viên trong những diễn biến của đại dịch COVID-19 và kêu gọi các Chính phủ sớm cung cấp vắc xin cho những người đi biển. Hội nghị cũng hoàn toàn ủng hộ sự cần thiết của việc khử cacbon trong vận tải biển và đồng ý rằng nếu ngành vận tải biển muốn đạt được mục tiêu không phát thải cacbon vào năm 2050 thì những khoản đầu tư quy mô lớn vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển là cần thiết, vì nếu không đầu tư như vậy, thế giới sẽ không có các công nghệ cần thiết cho ngành vận biển xanh hơn, sạch hơn mà tất cả chúng ta đều mong muốn”.

Nền Logistix | Đan Thanh / Theo Splash247Safety4Sea.