Theo đó, để tránh tình trạng hàng hóa đã hết hạn sử dụng, có dấu hiệu hư hỏng thực hiện tái xuất sau đó thẩm lậu vào nội địa, đặc biệt với hàng hóa là thực phẩm đông lạnh, yêu cầu cục hải quan các tỉnh thành phố phối hợp với các cơ quan kiểm dịch địa phương tiến hành đánh giá hồ sơ lô hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa, thời hạn sử dụng.
Trong trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất, chủ kho ngoại quan phối hợp với chủ hàng hóa thực hiện việc tiêu hủy hàng hóa theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.
Chỉ đạo của Tổng cục Hải quan căn cứ quy định tại Điều 46 Luật Hải quan về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, Điều 31 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương; Điều 85, Điều 86 tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật Hải quan và thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và các quy định liên quan về thủ tục hải quan, quản lý giám sát hải quan với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất và hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy sung định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.