Ảnh hưởng thực tế từ việc Trung Quốc xây hàng loạt kho hàng cặp sát biên giới phía bắc Việt Nam

Nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam, thông qua các sàn thương mại điện tử, đã mua hàng Trung Quốc nhiều hơn hàng trong nước nhờ hàng hóa phong phú, giá rẻ, giao nhanh và cước vận chuyển thấp hơn mua nội địa đang được quan tâm và bình luận từ các diễn đàn Logistics, Xuất nhập khẩu và khai báo hải quan trong nước.

0
1618
(Nguồn VOV) Anh Hoàng Văn Hàn, cán bộ Phòng kinh doanh Bằng Tường thuộc Trung tâm vận chuyển hàng hóa Nam Ninh của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc chi nhánh Nam Ninh.

Hãy cùng tham khảo bài viết đăng trên trang Facebook của ông Đỗ Cao Bảo nhìn nhận thực tế vấn đề này và cùng suy ngẫm về chiến lược sắp tới các bạn nhé.

“Có rất nhiều bạn đã hoảng hốt khi biết tin Trung Quốc sẽ xây một loạt các kho hàng thương mại điện tử gần sát biên giới Việt Nam, họ cho rằng hàng hoá Trung Quốc sẽ tràn ngập Việt Nam, hàng hoá Việt Nam sẽ chết, các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ Việt Nam sẽ chết.

Đầu tiên chúng ta cần hiểu đúng và đủ về ngành thương mại điện tử Trung Quốc: hiện tại chuẩn giao hàng trên toàn quốc là 24 giờ, và họ đang đặt mục tiêu nâng chuẩn giao hàng trên toàn quốc lên 12 giờ, kể cả ở khu vực Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông hay các huyện xa nhất của các tỉnh biên giới Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam.

Để đạt được chuẩn giao hàng 24 giờ và 12 giờ, ngoài việc dùng tàu cao tốc 350 km/giờ để chuyên trở hàng hoá, dùng robot AI để tìm kiếm hàng hoá trong kho, Trung Quốc còn thực thi chiến lược xây dựng các kho hàng ở tất cả khu vực đông dân cư, nghĩa là các kho hàng gần sát với người mua nhất, để đảm bảo thời gian giao hàng cho người mua nhanh nhất.

Với chiến lược “các kho hàng gần người mua nhất, thời gian giao hàng nhanh nhất” thì việc Trung Quốc xây các kho hàng sát biên giới Việt Nam cũng giống như việc họ xây các kho hàng ở các thành phố Thâm Quyến, Quảng Châu, Thượng Hải, Hàng Châu, Bắc Kinh, Thiên Tân, Trùng Khánh, Thành Đô, Cáp Nhĩ Tân, Vũ Hán mà thôi, không có gì đặc biệt.

Thứ hai, nếu các bạn vẫn chưa hết lo hàng hoá Việt Nam sẽ chết, vì không đủ sức cạnh tranh thì xin mời các bạn xem số liệu xuất khẩu hàng hoá năm 2022 của Việt Nam và một số nước liên quan (tổng giá trị xuất khẩu, % xuất khẩu trên GDP):

01) Vietnam 339.9 tỷ USD, 83.72%

02) China 3.716 tỷ USD, 22.25%

03) Mỹ 3.012 tỷ USD, 11.18%

04) Japan 921.2 tỷ USD, 22.21%

05) India 770.2 tỷ USD, 21.88%

06) Thailand 325.9 tỷ USD, 65.57%

07) Indonesia 315.9 tỷ USD, 23.4%

08) Malaysia 229.7 tỷ USD, 56.16%

09) Philippines 98.5 tỷ USD, 24.02%

Với số liệu như trên thì rõ ràng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam là vượt trội, tỷ trọng xuất khẩu trên GDP lên đến 83.72%. Trung Quốc, công xưởng sản xuất của thế giới thế mà xuất khẩu trên GDP cũng chỉ có 22.25%; Nhật Bản cũng chỉ 22.21%; Mỹ thậm chí chỉ có 11.18%; Ấn Độ, quốc gia cạnh tranh với Việt Nam trong việc lựa chọn đặt nhà máy của Apple và Samsung cũng chỉ có 21.88%; Thái Lan và Malaysia, hai quốc gia mà nhiều người cho rằng vượt trội Việt Nam về sản xuất, thu hút FDI và xuất khẩu cũng chỉ có 65.57% và 56.16%; Indonesia và Philippines còn quanh quẩn 23%-24%.

Có khá nhiều bạn cho rằng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nhờ doanh nghiệp FDI, còn doanh nghiệp Việt thì rất yếu và xuất khẩu rất ít. Xin thưa rằng năm 2023, trong số 354 tỷ USD xuất khẩu thì của FDI là 209 tỷ USD, còn của doanh nghiệp Việt là 145 tỷ USD, chiếm 35.71% GDP. Như vậy chỉ riêng tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đã cao hơn tỷ trọng xuất khẩu của cả FDI và doanh nghiệp nội của các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia và Philippines. Riêng giá trị xuất khẩu tuyệt đối của doanh nghiệp Việt còn cao hơn 1.47 lần tổng giá trị xuất khẩu của Philippines.

Bạn nào muốn biết doanh nghiệp Việt xuất khẩu gì, hãy xem số liệu trên Amazon: có 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được bán ra cho khách hàng Amazon trên khắp thế giới, hàng nghìn doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội kinh doanh toàn cầu với Amazon (doanh số xuất khẩu ước tính đạt 5 tỷ USD); các mặt hàng Việt bán phổ dụng trên Amazon là dệt may, cà phê, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng, gia vị cho món ăn, đồ nội thất, đồ nhà bếp, thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc sắc đẹp (như lông mi giả)….

Hy vọng với những thông tin trên, các chuyên gia mạng bớt mong manh, bớt nhạy cảm, bớt đưa tin kiểu “doanh nghiệp Việt Nam sẽ chết”, hãy để yên cho họ sản xuất và xuất khẩu hàng hoá ra thế giới. Nếu không giúp đỡ hoặc cổ vũ họ thì xin đừng làm họ thêm vướng bận.”

NỀN Logistix | Theo Facebook cá nhân CaoBao Do