
Các bạn sinh viên ngành Logistics – Chuỗi Cung Ứng khi đi tìm kiếm công ty thực tập mọi thứ đều ổn cho đến khi đọc đến mô tả công việc yêu cầu 1 – 2 năm kinh nghiệm. Tâm lý chung đa số các bạn sinh viên sẽ e ngại và suy nghĩ như: “Mình làm gì đã có kinh nghiệm mà ứng tuyển, đi kiếm nơi khác vậy”. Từ đó, các bạn đã vô hình đánh mất không biết bao nhiêu cơ hội để có thể được học việc thực tế.
Bài viết này sẽ chia sẻ góc nhìn của ông Trần Duy Khiêm – Giám đốc Phát triển kinh doanh Công ty Cổ Phần APETECHS, Huấn luyện viên tại Viện đào tạo Logistics ONEX Training với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
Tại sao các nhà tuyển dụng lại yêu cầu 1- 2 năm kinh nghiệm như vậy?
Ông Trần Duy Khiêm chia sẻ: “Sự thật là Nhà tuyển dụng ngày nay muốn sinh viên vô làm việc được ngay. Rất ít công ty chịu khó đào tạo, cầm tay chỉ việc hay nhìn nhận hành trình phát triển của một nhân viên là một quá trình đòi hỏi nỗ lực từ cả hai bên.
Kinh nghiệm là rào cản khi nhà tuyển dụng đặt ra, một là tuyển được ngay người có kinh nghiệm cho khỏi mất thời gian và công sức để đào tạo, hai là khi gặp bạn ứng viên nào ngoan, sáng mà chưa có kinh nghiệm thì dễ ép giá. “Cháu vào đây được học từ công ty rồi còn đòi hỏi gì nữa, có kinh nghiệm mới đi xin việc được! Lãnh lương 3-4 triệu là may rồi, lắm đứa còn xin làm không công để học hỏi ấy chứ!”. Nghe có quen không các bạn?”.
Góc nhìn của một người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành về thực trạng các bạn sinh viên hiện nay?
Theo quan sát của ông Trần Duy Khiêm: “ Nhiều Bạn sinh viên (và gia đình các bạn) có quan điểm là “Đi học đều, thi làm bài tốt, điểm cao, điểm hạnh kiểm không có vết, là ngon!”. Các Bạn ít để tâm đến các hoạt động ngoại khóa, đi làm thêm và thường, cái sự thật nói trên chỉ phơi ra khi Bạn cầm bằng tốt nghiệp trên tay và đối diện với hai chữ “Thất nghiệp”.
Thật ra, nhiều Bạn sinh viên chưa để tâm cho khâu chuẩn bị và đặt hết trách nhiệm cho phía nhà trường, nên răm rắp nghe theo các tiêu chuẩn đào tạo của trường (các tiêu chuẩn kiểm định quốc tế, các giải thưởng,..) với niềm tin tuyệt đối “Trường mình ngon, tỷ lệ ra trường có việc là 99.99%..” mà không nói rõ thống kê đó là .. a) vào năm nào và b) Sinh viên làm các công việc gì và c) thu nhập trung bình là bao nhiêu.
Nhưng cũng có những bạn trẻ năng động hơn, thay vì dành thời gian cho tóp tóp với confesssions thì phân bổ thời gian đi bổ trợ kiến thức, kỹ năng và rèn luyện năng lực lãnh đạo. Mình có duyên ngồi nói chuyện hàng ngày trong hơn 40 ngày liên tục với Batch 1 của khóa huấn luyện về Chuyên viên Sales và cảm nhận được tâm tình – suy nghĩ của các bạn trẻ.
Học không phải là hành trình ngồi ôm sách đọc và nhớ. Với ông, học là sự đối thoại giữa các luồng suy nghĩ: với tình huống này, mình nghĩ vầy, bạn nghĩ kia, hai đứa mình chia sẻ lý do cùng tìm ra hướng giải quyết. Có cái này mình chưa biết thì bạn chia sẻ, có cái kia bạn đang hiểu sai thì mình chia sẻ lý do. Học hỏi nó cần sự đồng hành, đồng điệu và mỗi ngày. Đó là mô hình mình gọi là Bạn đồng hành”.
Làm sao để các bạn sinh viên có thể có kinh nghiệm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường?
Ông Trần Duy Khiêm cho biết: “ Ông có một tham vọng là giúp các Bạn sinh viên “Thực tập phải có lương, Ra trường phải có việc”. Đó là lý do ông là một Huấn luyện viên tại Viện đào tạo Logistics ONEX Training với triết lý đào tạo “Learning from Doing”. Làm rồi mới biết sai ở đâu, rồi từ đó làm tốt hơn cho lần tiếp theo. Học tốt nhất là học từ công việc!
Khi hỏi Sinh viên Logistics ra trường muốn làm gì, các Bạn thường trả lời bằng những câu hỏi cụ thể: Chuyên viên khai báo hải quan, Chuyên viên Kho hàng, Chuyên viên Điều phối vận tải.. Mình nghĩ các bạn nói không sai, nhưng không đủ. Logistics ở cấp độ Đại học có thể làm nhiều hơn thế các Bạn à, hãy hướng tầm nhìn trở thành Logistics Manager nhưng sẵn sàng nhúng mình vào các công việc rất cụ thể như Khai quan – Điều vận – Quản kho để tích lũy nội lực!
Năng lực = Thái độ + Kỹ Năng + Kiến Thức!
Phần lớn Trường học có thể giúp Bạn một phần của phương trình này, nhưng sẽ không đầy đủ. Nên tóm lại, Sinh viên chuẩn thì đừng để bị ép giá, kiểu như: bán lúa non được 1 đồng, bán lúa đã phơi thì 2 đồng, bán gạo ST25 đóng bao bì xịn thì 10 đồng. Hãy phấn đấu để bán được mình ĐÚNG GIÁ TRỊ nhé các Bạn!
Trở lại câu hỏi ở đề bài, qua tháng 5, Viện đào tạo Logistics ONEX Training sẽ tiếp tục mở khóa đào tạo để Sinh viên năm 2 có thể đạt được 2 năm kinh nghiệm đi làm ngay khi tốt nghiệp Đại học. Nếu Bạn thực sự muốn, Bạn sẽ tìm ra cách!”.
NỀN Logistix | Văn Thị Thùy Dung