Yêu nghề không phải là nguyên nhân – đó là kết quả

"Người ta yêu nghề là vì công việc của họ thuận lợi, suôn sẻ – chứ không phải công việc suôn sẻ vì họ yêu nghề." – Tiến Sĩ Nguyễn Duyên Linh - Viện trưởng Viện đào tạo Logistics ONEX Training nhận định

0
618
Đừng chờ đến học kỳ cuối mới vội vã tìm chỗ thực tập, làm cho xong báo cáo tốt nghiệp rồi… để đó.

Một góc nhìn thực tế về nghề nghiệp, đào tạo và định hướng tương lai cho người trẻ

“Người ta yêu nghề là vì công việc của họ thuận lợi, suôn sẻ – chứ không phải công việc suôn sẻ vì họ yêu nghề.”
– Tiến Sĩ Nguyễn Duyên Linh – Viện trưởng Viện đào tạo Logistics ONEX Training nhận định

Chúng ta thường được khuyên rằng: “Hãy theo đuổi đam mê, rồi thành công sẽ theo đuổi bạn.” Nhưng thực tế rất khác.Rất ít người biết mình đam mê điều gì, và phần lớn chỉ “yêu nghề” khi họ bắt đầu làm tốt công việc đó, được ghi nhận và có thu nhập ổn định.

TS. Nguyễn Duyên Linh, Nguyên Phó Trưởng Khoa Kinh tế, ĐH Nông Lâm TP.HCM; Viện trưởng Viện đào tạo Logistics ONEX Training cùng ông Võ Thanh Tú thảo luận về triết lý đào tạo.

Yêu nghề là kết quả của trải nghiệm thành công – không phải là điều kiện.

Bạn có thể bắt đầu với một công việc không đam mê, nhưng nếu được hướng dẫn bài bản, học đúng cách, rèn kỹ năng đều đặn và bắt đầu thấy kết quả – tự nhiên bạn sẽ yêu nghề. Cảm giác làm tốt một việc, được tin tưởng, được khách hàng ghi nhận, được sếp khen ngợi và có lương thưởng xứng đáng – chính là “lửa yêu nghề” chân thật nhất.

Thế nào là “có năng khiếu”?

“Học sinh được gọi là có năng khiếu vì làm bài tốt – chứ không phải giỏi vì có năng khiếu.”

Câu nói này lật ngược định kiến “thiên bẩm”. Thực tế, người ta chỉ gọi bạn là “giỏi” khi bạn có kết quả rõ ràng. Mà để có kết quả, bạn cần bắt đầu sớm – luyện từng bước nhỏ. Năng khiếu thật ra là sản phẩm của quá trình luyện tập bền bỉ vàđúng cách.

Doanh nghiệp muốn đội ngũ nhân sự gắn bó, yêu nghề? Hãy đầu tư vào đào tạo.

Nếu một nhân viên mới vào làm, chưa hiểu việc, không được hướng dẫn kỹ càng, chưa có công cụ, chưa có khách hàng – thì họ không thể yêu nghề được. Họ chỉ thấy áp lực, hoang mang và chán nản.

Ngược lại, nếu được:

  • Đào tạo đúng nội dung, đúng phương pháp, đúng lúc
  • Làm việc theo lộ trình phát triển rõ ràng
  • Có mentor hoặc leader hướng dẫn tận tâm
    Thì chỉ sau vài tháng, họ có thể thấy mình giỏi lên từng ngày, có kết quả rõ ràng, khách hàng hài lòng – từ đó sẽ tự nguyện gắn bó và phát triển lâu dài cùng tổ chức.
Công ty Đông Á Logistics, với phương châm “tận tâm phục vụ – trách nhiệm đến cùng” luôn quan tâm đầu tư cho công tác đào tạo nội bộ chuyên sâu và bài bản.

Sinh viên cũng vậy: không chuẩn bị sớm – sẽ rất vất vả khi ra trường.

Đừng chờ đến học kỳ cuối mới vội vã tìm chỗ thực tập, làm cho xong báo cáo tốt nghiệp rồi… để đó.

Thị trường lao động ngày nay tuy nhiều cơ hội nhưng cũng đầy cạnh tranh, áp lực và khắc nghiệt. Nếu bạn chỉ học để lấy tấm bằng cho có, thì khi ra trường bạn sẽ bước vào đời với tâm thế yếu ớt, kiến thức mỏng manh, kỹ năng nửa vời và sóng đời sẽ nhấn chìm bạn ngay trước khi bạn kịp ra khơi.

Hãy xác định cụ thể:

  • Bạn muốn làm nghề gì? (Sales Logistics? Khai báo Hải quan? Xuất nhập khẩu? Nhân viên chứng từ? Kế toán, Tài chính,… )
  • Nghề đó cần kiến thức gì, kỹ năng gì, phẩm chất cá nhân ra sao, phần mềm chuyên dụng nào, chứng chỉ gì?
  • Học từ ai? Học bao lâu? Ứng dụng ra sao?
  • Làm sao để được tiếp cận công việc thực tế, được làm thực tế, trải nghiệm thực tế từ khi còn đi học để vừa ra trường là có kinh nghiệm?

Càng trả lời được những câu hỏi này sớm, bạn càng dễ xây dựng lộ trình vững chắc và rút ngắn thời gian từ học tập → có thu nhập → phát triển sự nghiệp.

Sinh viên trường Cao đẳng Công thương Tp. Hồ Chí Minh tích cực tham gia và thảo luận tại sự kiện KENo.5 “Cơ hội vàng cho Sinh viên ngành Logistics, Xuất nhập khẩu trước biến động toàn cầu”

Lời kết từ ONEX Training

“Tại ONEX Training, chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc truyền cảm hứng suông. Chúng tôi xây dựng những chương trình đào tạo bài bản, giúp học viên phát huy hết tiềm năng của mình thông qua việc rèn luyện kỹ năng thực tiễn, nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp, khơi mở tư duy sáng tạo và ứng dụng linh hoạt công nghệ hiện đại vào công việc.” 

  • Làm được việc thật sự
  • Kỹ năng áp dụng được ngay
  • Tạo ra kết quả cụ thể và rồi bạn sẽ yêu nghề bằng chính trải nghiệm thành công của mình

Hãy bắt đầu từ một nghề cụ thể. Học bài bản. Làm từng việc nhỏ. Thành công sẽ đến và tình yêu nghề sẽ cùng bạn phát triển bền vững.

NỀN Logistix | Tuấn Thừa Ân