Hội thảo xây dựng Bộ tiêu chuẩn nghề (OS-OSS) VLA/VLI năm 2021

Các Hiệp hội và Viện đào tạo như VLA/VLI cần làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Logistics trong bối cảnh sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng và các vị trí quan trọng đang không có trong bất kỳ chương trình giảng dạy nào tại Việt Nam?

0
1113

Tại hội thảo “Xây dựng chuẩn Bộ tiêu chuẩn nghề (OS-OSS) VLA/VLI năm 2021 diễn ra hôm 6-5 vừa qua, những nghịch lý tồn tại nhiều năm qua của ngành Logistics như sinh viên mới tốt nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng hay các vị trí quan trọng trong thực tế lại không có chương trình đào tạo… đã tiếp tục được mổ xẻ.

Đại diện Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics (VLI) cho hay các ngành đang được được đào tạo phổ biến xoay quanh 3 vị trí gồm nhân viên chứng từ vận chuyển quốc tế, nhân viên khai báo hải quan, nhân viên quản trị logistics và vận tải nội địa.

Tuy nhiên, theo đơn vị đào tạo và doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics thì ngay việc gọi tên các ngành đào tạo cũng như các vị trí tuyển dụng vẫn chưa có sự thống nhất. Câu hỏi đặt ra là những khó khăn nào đang tồn tại trong việc thiết lập một hệ thống mã định danh cho từng loại vị trí liên quan đến Logistics?

Ngoài ra, trong thực tế còn có tình trạng rất nhiều vị trí công việc quan trọng như Warehouse planning and Management, Logistics Administrator và Logistics Engineering… cung chưa đủ cầu. Trong khi đó, nhiều công việc, chủ yếu là đơn giản, lại ở tình trạng dư thừa ứng viên.

Chính vì vậy, đại diện doanh nghiệp đề xuất cần xác định những công việc nào nên được đào tạo chuyên sâu? các chương trình đào tạo nên được biên soạn độc lập theo “module” hay kết hợp thành một chương trình dài hạn? việc cấp chứng chỉ hay chứng nhận là phù hợp với nhu cầu của người học và người sử dụng lao động cũng như tiêu chuẩn quốc tế? Tất cả cần được trả lời dựa trên mục tiêu phát triển dài hạn của ngành Logistics tại Việt Nam.

Nền Logistix/ Tâm Thành