Hàng hoá thiết yếu và Nhu cầu thiết yếu

Hàng hoá thiết yếu thì khác với Nhu cầu thiết yếu, ở chỗ danh mục hàng hoá thiết yếu không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn uống, mà là các loại hàng hoá, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất/ thoả mãn cho loại nhu cầu này.

0
1137
Shipper - Lực lượng Logistics nội địa đang tắt nghẽn

Cùng với Tài chính, Logistic là 2 trong những nhân tố chính yếu làm ổn định hay rối loạn huyết mạch của nền kinh tế.

Trong đợt dịch thứ 4 này chúng ta đã thấy rõ những bất cập trong việc vận dụng các văn bản điều hành. Ví dụ như việc “hàng hoá thiết yếu”, việc cần làm gấp là cụ thể hoá danh mục/ định nghĩa “hàng hoá thiết yếu” và “hàng hoá thiếu yếu phục vụ nhu cầu thiết yếu” là gì cho dân đỡ khổ.

Muốn hàng hoá lưu thông thì đơn giản là ưu tiên chích vắc-xin cho lĩnh vực Logistics, sao không làm? Chích theo diện chính sách hay dịch vụ thì chính quyền đưa proposal ra, bởi rối loạn Logistic tác động lớn lên chi phí đầu vào, tăng nguy cơ lạm phát chi phí đẩy. Cùng với Tài chính, lĩnh vực Logistic là 2 trong những nhân tố chính yếu làm ổn định hay rối loạn huyết mạch của nền kinh tế.

Hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tối thiểu – thiết yếu sẽ cụ thể hoá được và khác với hàng hoá thiết yếu theo nghĩa chung chung. 

Cơ bản thì nhu cầu của con người có hai dạng chính: Nhu cầu thiếu hụt và Nhu cầu phát triển (deficiency need; growth need). Nhu cầu thiếu hụt chính là thiết yếu, cần phải được thoả mãn ở mức tối thiểu – sinh tồn, cho đến đủ đầy. Nhu cầu thiếu hụt nó có tính thiết yếu cao (high essential) như ăn – ngủ – bài tiết – sinh lý – học tập, … Trong khi các nhu cầu phát triển như du lịch, mua sắm xa xỉ, nghe nhạc giao hưởng thì thuộc nhóm nhu cầu phát triển. Như vậy các nhu cầu phát triển có thể trì hoãn được, hoặc có thể bị buộc phải tạm ngừng vì những mục đích như chống dịch Sars Covi 2 này, còn nhu cầu tối thiểu-thiết yếu thì không, phải được thoả mãn vì đó là Quyền con người.

Hàng hoá thiết yếu thì khác với Nhu cầu thiết yếu, ở chỗ danh mục hàng hoá thiết yếu không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn uống, mà là các loại hàng hoá, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất/ thoả mãn cho loại nhu cầu này. Nói chính xác hơn là để phục vụ nhu cầu thiết yếu thì các loại hàng hoá thiết yếu phải được phép lưu thông, cung ứng như muốn có cơm ăn thì phải cho người ta mua bếp, mua gas, mua tủ lạnh,… chứ không thể nói rằng đó không phải là hàng hoá thiết yếu, trừ khi có một quy định cụ thể các loại hàng hoá được lưu thông, cung ứng trong những hoàn cảnh “lock-down”, phong toả xã hội, … mà phải hy sinh quyền của con người.

(bao cao su là hàng hoá thiết yếu)

Như vậy, bao cao su là hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh lý, và do đó nó phải được phép lưu thông. Nên nhớ, ngay cả với các phạm nhân, thì việc mỗi tuần / tháng được phép gặp vợ, bạn tình ở phòng hạnh phúc thể hiện tính nhân đạo cũng như phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. 

Giao sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh học online (quyền hiến định) là hàng hoá thiết yếu, và như vậy chúng phải được phép lưu thông.

Sữa, đặc biệt là sữa cho em bé là hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu thiết yếu, và như vậy nguyên liệu sản xuất bao bì, nhãn mác cho sữa cũng phải được lưu thông do phục vụ sản xuất hàng hoá thiết yếu.

Hàng hoá thiết yếu có thể là lương thực tươi sống, sơ chế hay đã qua chế biến công nghiệp. Hàng hoá thiết yếu có thể là sữa, sữa đặc chế cho mục đích sử dụng y tế, sữa cho trẻ em vv… Hàng hoá thiết yếu là tương cà, mắm muối,… bởi nó là nguyên liệu đầu vào cho thực phẩm đầu ra phục vụ nhu cầu sinh tồn của con người.

Vậy phải làm rõ các Quy định kiểm soát cùng với Cơ chế hỗ trợ. Mục đích là hạn chế người tương tác với người chứ không phải là hạn chế lưu thông hàng hoá. Virus nó không phân biệt người đi giao tủ lạnh và người đi giao gạo, đồ ăn.

Kiểm soát mà không cản trở hoạt động gây rối loạn vận hành, thiệt hại kinh tế nặng nề mới là chính sách hay.

Anh Phạm (https://www.facebook.com/anh.pv)