Đông Nam Bộ – vùng đất tiềm năng phát triển kinh tế quốc gia

Vào ngày 08 tháng 09 vừa qua, tại trung tâm hội nghị Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đã diễn ra Diễn đàn Liên kết Phát triển Logistics với chủ đề “Động lực tăng tưởng vùng Đông Nam Bộ” thu hút sự quan tâm của cộng đồng logistics Việt Nam, đặc biệt là trong khu vực.

0
681
Các diễn giả bàn luận nhằm đưa ra những điều kiện cần để thúc đẩy kinh tế

I. Tình hình Logistics tại Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với những điểm phát triển ấn tượng

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện đang phát triển mạnh các ngành kinh tế biển, cảng biển và hoạt động Logistics, hình thành khu thương mại tự do tập trung phát triển cảng Cái Mép thành cảng trung chuyển lớn có tầm cỡ khu vực Châu Á.

Theo triển khai nghị quyết số 24 của Bộ Chính Trị và nghị quyết 154/NQ-CP 23/11/2022 về chương trình hành động của chính phủ với phương châm đột phá năng động sáng tạo bền vững, tập trung phát triển thế mạnh. Đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế, liên kết chặt chẽ với các địa phương trở thành động lực phát triển vùng Đông Nam Bộ thông qua các hành lang kinh tế: Mộc Bài – Thành Phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa – Vũng Tàu và vùng động lực phía Nam là mục tiêu hàng đầu.

Qua đó Vũng Tàu xây dựng 2 đề án lớn để tạo động lực phát triển ngành Logistics cả Vũng Tàu và Đông Nam Bộ. Đề án nghiên cứu khu thương mại tự do gắn với cảng biển Cái Mép Hạ phát triển hiện đại hóa cảng Cái Mép Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn. Thêm vào đó, hoạt động dịch vụ Logistics khá đa dạng tại tỉnh Vũng Tàu – có 300 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển, kinh doanh dịch vụ kho bãi, 69 cảng biển được quy hoạch với 50 cảng biển đang hoạt động tạo động lực cho việc phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các hoạt động Logistics trên địa bàn hiện vẫn còn yếu kém, còn nhiều điểm bất cập, thiếu hụt các dịch vụ logistics kho bãi, ICD, kho lạnh, đóng gói hàng theo yêu cầu,..

Buổi diễn đàn được tổ chức với mong muốn được lắng nghe ý kiến của các đại diện, lãnh đạo các bộ ngành, chuyên gia, các nhà đầu tư, công ty Logistics thiết kế phát triển dịch vụ này ngày càng thành công.

II. Phần trình bày từ ông Trần Thanh Hải – Phó cục trưởng cục Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công Thương

Hội tụ những lợi thế cho ngành Logistics – Đông Nam Bộ hiện nay là 1 trong những địa phương có nhiều lợi thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài với tỷ lệ các dự án đầu tư rất lớn – chiếm ⅓ kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đông Nam Bộ có lợi thế về hạ tầng với 2 cụm cảng lớn là cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, cảng Cần Giờ đang dần phát triển, sân bay Tân Sơn Nhất và sắp tới là sân bay Long Thành, đường bộ có quốc lộ 1, 14, 51, cao tốc Long Thành – Dầu Giây, các cao tốc và các bãi các kho logistics hình thành trong tương lai.

Các diễn giả bàn về chủ đề – đưa ra những điều kiện cần để thúc đẩy kinh tế

Năng lực của doanh nghiệp cũng là 1 lợi thế: Trong đó Thành phố Hồ Chí Minh hiện chiếm ⅓ doanh nghiệp hoạt động Logistics trên địa bàn và Đông Nam Bộ là nơi có nhiều doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp nước ngoài. Các lợi thế trên đóng vai trò đặc biệt trong việc phát triển logistics của cả nước.

Nguồn nhân lực: Đông Nam Bộ có các trường đại học, trung tâm đào tạo về Logistics cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Các doanh nghiệp đều chủ trương xanh hóa các hoạt động vận tải, kho bãi nhằm giảm lượng phát thải. Xu hướng về số hóa, xuất hiện robot trong kho và các xe không người lái tại các cảng biển. Trung tâm Logistics như kho bãi và nhà kho đa tầng, chồng tầng giúp tiết kiệm chi phí mặt bằng, nâng cao hiệu suất sử dụng cũng đang đẩy mạnh phát triển. Logistics Park phát triển thành khu logistics nhằm tập hợp các hoạt động doanh nghiệp logistics tránh sự phân tán các hoạt động logistics giúp thu hút mở rộng khu công nghiệp và quy mô hàng hóa địa phương

Khu thương mại tự do – FTZ: mong muốn thu hút và tạo nguồn hàng cho cảng từ các khu chế xuất. Sự phát triển FTZ sẽ là sự phát triển cộng sinh và cộng hưởng giúp hình thành hệ sinh thái logistics hoàn chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh của Vùng. Từ đó giúp thu hút thêm các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc phát triển cảng Cái Mép thành cảng trung chuyển quốc tế phải phát triển hạ tầng và cải thiện các cơ chế chính sách giúp phát triển tạo nguồn lực phát triển. Ngoài ra cần phải quan tâm đến sự hài hòa lợi ích của các địa phương, như việc phát triển cảng cần giờ cần phải hạn chế sự tác động đến môi trường xung quanh.

Sự phát triển cũng cần nhìn ra các nước láng giềng: Lào hiện có đường sắt thông với Trung Quốc. Campuchia, Thái Lan đều đang thay đổi để tự chủ hoạt động Logistics. Nhìn lại vai trò của Việt Nam với lợi thế biển Đông

Về chính sách logistics quốc gia: Xây dựng chiến lược phát triển Logistics quốc gia phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước. Đánh mạnh vai trò của cơ quan trung ương vào xây dựng hạ tầng đường bộ, hàng không đưa doanh nghiệp logistics vươn ra thị trường quốc tế. Vai trò của trung ương hỗ trợ địa phương giúp Logistics đi trước kết nối các ngành kinh tế giúp các doanh nghiệp địa phương phát triển kinh tế bền vững và phát triển nhân lực và công nghệ.

Cơ hội nào dành cho Logistics Đông Nam Bộ?

Quyết tâm xác định Logistics là 1 ngành kinh tế mũi nhọn đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm dịch vụ Logistics không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn cả khu vực. Đây là động lực để hoàn thiện chính sách hạ tầng, đầu tư hạ tầng, sân bay, trung tâm Logistics, xem xét kết nối các vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Campuchia và Thái Lan. Bên cạnh đó xem doanh nghiệp là trung tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp logistics đầu tư đặt trụ sở. Hỗ trợ các hiệp hội Logistics coi hiệp hội là đối tác của chính quyền hiện thực bằng cách khẩn trương triển khai khu thương mại tự do. Tạo đột phá hỗ trợ đổi mới sáng tạo, phát triển và ứng dụng công nghệ trong Logistics. Cần sự hỗ trợ của các bộ ngành cũng như đồng hành cùng các địa phương.

Để dịch vụ logistics phát triển cần sự hỗ trợ của các bộ ngành chính phủ, cụ thể:

  • Bộ Công Thương:

Phối hợp với các địa phương, tích hợp dịch vụ logistics quy hoạch từng vùng, từng tỉnh

phối hợp và xây dựng triển khai đề án về các khu thương mại tự do của vùng.

  • Bộ Giao thông vận tải:

Điều chỉnh bổ sung quy hoạch cảng biển.

Thúc đẩy đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cảng, sân bay, cao tốc, đường sắt, trung tâm Logistics.

Sửa đổi quy định về khung giá xếp dỡ theo hướng áp dụng cơ chế linh hoạt và nhanh chóng.

  • Bộ Tài chính

Xem xét đẩy nhanh việc áp dụng cơ chế “cảng mở” liên thông các cảng khu vực để thúc đẩy hàng trung chuyển.

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quy hoạch, tạo điều kiện cho việc đổ thải, nạo vét luồng lạch, vùng nước trước bến.

III. Chia sẻ về mô hình Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ FTZ của Dr. Thomas Sim – Phó Chủ tịch cấp cao Liên đoàn Giao nhận vận tải Quốc tế (FIATA)

Ông giới thiệu và đưa ra những lợi ích của việc hình thành xây dựng FTZ như: nâng cao tính cạnh tranh, tăng thêm giá trị và tầm quan trọng của khu cảng, để tăng thu hút đầu tư và hình thành các doanh nghiệp đầu tư và hãng tàu.

Ông cũng liệt kê những điều kiện cần cho một Khu thương mại tự do đạt được sự thành công:

– Vị trí địa lý thuận lợi;

– Những cam kết và hỗ trợ tận tâm của chính phủ;

– Giải quyết khó khăn trong vận hành FTZ;

– Nâng cao cơ sở hạ tầng;

– Chính sách thuế và tập trung xuất khẩu;

– Khả năng lưu trữ hàng và nguồn lực Logistics;

– Chính sách thúc đẩy kinh tế vi mô;

– Đưa ra các chiến lược để đạt được mục tiêu của quốc gia;

Kết lại vấn đề, Dr Thomas Sim cho rằng để 1 Khu thương mại tự do cần có 3 yếu tố chính: Chính sách, cơ sở hạ tầng và quản lý. Ông chia sẻ về các mô hình thành công về Singapore Free Zones, Distripark Maasvlakte (Rotterdam), Jebel Ali (Dubai). Ông Dr. Thomas Sim nêu ra các vấn đề mà các khu thương mại tự do trên thực hiện tốt và nêu ra các điểm chung của các khu Thương mại tự do thành công. Qua đó có thể thấy được những điều kiện kiên quyết cần có để hình thành 1 khu Thương mại tự do.

IV. Kết luận

Buổi tọa đàm “Động lực tăng trưởng vùng Đông Nam Bộ” đã trình bày nổi bật và nêu đúng trọng tâm qua phần chia sẻ của ông Trần Thanh Hải – Phó cục trưởng cục Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công Thương. Theo đó, ông nêu ra những vấn đề rõ ràng, làm nổi bật những điểm cải thiện và cơ hội phát triển của các doanh nghiệp và hoạt động Logistics, hiểu được vị thế vị trí để tận dụng đúng từ đó phát triển được thực đẩy và bền vững.