Đến lượt đại gia bán lẻ IKEA phải tự thuê tàu

0
1957
Ông lớn IKEA đã nối gót Walmart và Home Depot để chủ động hơn trong chuỗi cung ứng của mình

IKEA, ông hoàng của những thùng giấy phẳng đóng hàng (flat-packed box) đã vừa mua bổ sung nhiều thùng đóng hàng mới bằng thép cho riêng mình, những chiếc thùng mới này không hề xa lạ với chúng ta bởi đó chính là những container.

IKEA boxes 2 ikea boxes 3d model cgi render cardboard cargo
Chúng ta hẳn đã quen với những chiếc hộp/thùng giấy đặc trưng của IKEA. Quartz có một bài rất hay về thành công của IKEA gắn liền với những chiếc hộp như vậy là “IKEA – The world’s largest furniture company built its empire on cardboard”, tạm dịch: “IKEA – Đế chế đồ gỗ lớn nhất thế giới được xây dựng từ những chiếc hộp giấy”.

Cùng với việc tự mua container để chủ động đóng hàng, IKEA cũng vừa trở thành đại gia bán lẻ mới nhất tiết lộ rằng họ cũng đã thuê tàu container tự vận chuyển hàng trong bối cảnh chỗ vận chuyển khá hạn chế và cước thì rất đắt đỏ trong giai đoạn hiện nay.

Railway Transportation Of Containers With Amazon.com Logo. Editorial 3D  Rendering Editorial Photo - Illustration of american, signage: 88858871
Sắp tới IKEA sẽ còn có phương án “đóng gói” hàng hóa như thế này.

Như vậy là cùng với hai đại gia bán lẻ tên tuổi khác là WalmartHome Depot, thì IKEA, nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới đã đưa một số nhu cầu trong chuỗi cung ứng vận tải biển vào tầm kiểm soát của mình. Đại diện của IKEA đã tiết lộ với các hãng tin Mỹ và Thụy Điển trong tuần này rằng hãng đã quyết định mua container và tự thuê tàu trong bối cảnh tắc nghẽn cảng ngày càng tăng trên toàn thế giới và khoảng thời gian chờ đợi đầy bức xúc mà IKEA phải chịu đựng sau sự cố tắc nghẽn kênh Suez gây ra bởi tàu Ever Given hồi tháng 3 năm nay.

Ông Mikael Redin, Giám đốc phân phối sản phẩm của IKEA, nói với nhật báo Thụy Điển Svenska Dagbladet: “Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng kết hợp với nhu cầu mua hàng cao chưa từng có đã tạo ra sự mất cân bằng trong thị trường vận tải biển trên thế giới”. Ông bổ sung, “Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự thiếu hụt về một số nguyên liệu thô nhất định. Tựu trung lại, những sự thiếu hụt này không may là đã dẫn đến nhiều hạn chế trong phạm vi hoạt động của chúng tôi hiện nay”.

Trong lịch sử 65 năm của ngành vận tải container, đã có nhiều nhà bán lẻ khác chọn giải pháp tương tự trong giai đoạn khó khăn nhất bao gồm chuỗi bán lẻ giảm giá Dollar Tree và nhà bán lẻ quần áo, American Eagle.

Ông Russ Green, Giám đốc Điều hành của RTG Communications, một doanh nghiệp luôn theo sát chuỗi cung ứng toàn cầu, nhận xét về sự tham gia của các đại gia bán lẻ sâu hơn vào chuỗi cung ứng như sau, “Những chủ hàng khổng lồ này rồi sẽ có cái nhìn khá tổng quan về các loại phí làm hàng tại cảng và các khoản chi phí ẩn khác. Động thái của họ có thể sẽ là một nhân tố thay đổi cuộc chơi trong mối quan hệ của chủ hàng với các hãng tàu, cảng biển và các doanh nghiệp giao nhận”.

Nền Logistix: Hồi tháng 5 năm nay, Nền Logistix đã đăng một bài dịch bình luận về mối quan hệ căng thẳng giữa hãng tàu và forwarder sau vụ tắc nghẽn kênh đào Suez. Cho đến nay, chưa thấy các forwarder lên tiếng nhiều, nhưng các chủ hàng thì rõ ràng là đã có nhiều động thái cho thấy mối quan hệ giữa các bên quả là có căng thẳng.

Trước tình trạng lượng container sẵn sàng để đóng hàng và chỗ trên các tàu container ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, một số chủ tàu hàng rời (dry bulk) trong những tuần gần đây cũng đã nhảy vào thị trường vận chuyển container khi cho phép vận chuyển các container trên boong tàu.

Nền Logistix | Đặng Dương / Theo Splash247