Trong khuôn khổ diễn ra Triển lãm quốc tế về Logistics Việt Nam (VILOG) 2023, ngày 11 tháng 08 vừa qua, Tổng cục Hải quan và Tạp chí Hải quan, phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm “Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới”.
Buổi toạ đàm khai mạc với những thông tin vô cùng ấn tượng và nêu bật lên những hiện trạng còn tồn tại của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Với xu hướng và tốc độ hiện tại mà doanh nghiệp đang áp dụng, dự báo doanh thu xuất khẩu dựa vào thương mại điện tử ở Việt Nam có thể tăng lên mức 5,5 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hằng năm khoảng 9%. Thương mại điện tử và bán hàng xuyên biên giới đang mở ra những cơ hội mới. Nhưng bên cạnh đó cũng phát sinh những vấn đề như hàng lậu, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Vì vậy, vừa phát triển thương mại điện tử hàng hoá xuất nhập khẩu, vừa đẩy lùi hạn chế của những hàng hóa trái phép là mục tiêu kép đang được cơ quan Nhà nước và các bên liên quan trong giao dịch kinh tế số hiện nay quan tâm hàng đầu.
Diễn giả Phó chủ tịch phòng xuất nhập khẩu Quảng Đông Trung Quốc, khái quát lên xu hướng thay đổi mới mẻ mà công nghệ số – ngành Thương mại điện tử mang lại:
- Thương mại điện tử có nhiều điểm vượt trội, gây thách thức rất lớn cho thương mại truyền thống
- Thanh toán thương mại điện tử trở nên dễ dàng: quét vân mặt, vân tay, …
- Sự tiếp cận nhóm người tiêu dùng rất rộng rãi, cho phép người mua có thời gian, không gian để thao tác.
Đối với Logistics, Thương mại điện tử đã góp phần thúc đẩy sự phát triển 4 hoạt động:
- Logistics kho bãi phân phối
- Công nghệ AI
- Xu hướng bán hàng qua livestream
- Theo dõi tín dụng
Cuối phần trình bày, diễn giả đã đưa ra những thông số thực tế về nền thương mại điện tử Trung Quốc – Việt Nam, từ đó chứng minh Việt Nam là đất nước phát triển thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á, song đó có 1 số đề xuất để cải thiện quy mô hơn nữa, cụ thể: Cải thiện tốc độ giao hàng logistics, khuyến khích phát triển nền tảng thương mại điện tử, tích cực nâng cao nhân lực bản địa, đẩy nhanh các mô hình thương mại điện tử.
Chủ đề 1: “Bùng nổ thương mại điện tử xuyên biên giới và những vấn đề đặt ra”
1.1 Ngành hải quan đã chuẩn bị như thế nào về cơ chế giám sát, khuôn khổ pháp lý về hàng hoá giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới đang tăng nhanh chóng hiện nay?
+ Xây dựng, đề xuất, báo cáo xây dựng đề án, được thủ tướng chính phủ phê duyệt dự thảo nghị định về sàn thương mại điện tử 2020.
+ Về mặt hệ thống: Xây dựng một hệ thống xử lý dữ liệu hải quan về thương mại điện tử; hệ thống này cho phép thực hiện các thủ tục hải quan, tiếp cận, phản hồi, xử lý, lưu trữ thông tin đơn hàng, quy định kho bãi, …
+ Về mặt chính sách liên quan: Thuế – nghị định: có điều chỉnh thuế VAT đối với những mặt hàng ứng với từng phương tiện vận chuyển. Hàng thương mại điện tử phải chịu thuế VAT như thông lệ quốc tế.
1.2 Về Khái quát tình hình kiểm soát hàng nhái, hàng không chuẩn chất lượng?
Riêng 2022, khoảng 140 nghìn vụ việc có vi phạm Thương mại điện tử liên quan đến gian lận thương mại, hàng giả. Sang 6 tháng đầu năm 2023, 66 nghìn vụ việc cũng liên quan đến buôn lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.
Đặt vấn đề: Sở dĩ có những con số vi phạm cao như vậy, diễn giả nối tiếp những hạn chế hình thành nên những con số đó:
- Nhận thức người dân doanh nghiệp: có biết hàng giả hay không nhưng vẫn cố tình bán.
- Năng lực kiểm soát của các sàn thương mại điện tử: vốn dĩ có bộ lọc, nhân viên nhưng chưa đáp ứng được thực tiễn, số người truy cập, mua bán đăng bài với số lượng cao.
- Hệ thống chính sách quản lý đối với thương mại điện tử chưa thực sự bắt kịp xu hướng đi quá nhanh của thương mại điện tử.
Chủ đề 2: “Cải cách chính sách, thủ tục hải quan thúc đẩy phát triển Thương mại điện tử xuyên biến giới”.
Trong công cuộc tạo hành lang pháp lý cho thương mại điện tử phát triển, các doanh nghiệp tổ chức quan tâm đến vấn đề nào nhất?
– Về phía phòng Chính sách, Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số – Bộ Công thương cho biết:
- Vừa quản lý vừa phát triển khía cạnh này là rất khó, không phải cơ quan, cá nhân nào cũng có thể xử lý hết.
- Khắc khe thực hiện việc đăng ký, xác thực danh tính với bộ Công Thương nếu có bán những mặt hàng nước ngoài.
- Vì là thương mại điện tử, những giao dịch không diễn ra trực tiếp trên sàn, không được lưu trữ thông tin trên những sàn đó => yêu cầu những nền tảng nên cập nhật thêm chức năng lưu trữ thông tin để dễ dàng quản lý cũng như giải quyết những rủi ro sau nay (nếu có).
- Sau khi luật thương mại điện tử 2023 hoàn chỉnh cũng như luật bảo vệ người tiêu dùng, chính phủ sẽ đưa ra những văn bản hướng dẫn 2 luật này, song đó cần có những quy định cụ thể hơn nữa đối với những nền tảng đa dịch vụ.
– Về phía Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, thì:
- Các hội viên phải tuân thủ pháp luật hiện hành
- Hằng năm có báo cáo tổng kết về vấn đề liên quan sở hữu trí tuệ để dễ dàng theo dõi, phát hiện những thiếu sót nếu có.
- Phối hợp cùng tổng cục hải quan lấy ý kiến, thúc đẩy nghị định ra đời trong thời gian gần nhất, thông tư hướng dẫn cụ thể chi tiết để cho các doanh nghiệp dễ dàng tuân thủ được quy định của nghị định mới.
- Mong muốn phối hợp với các cơ quan quản lý để làm sao thực hiện tốt tính tuân thủ trong hoạt động thương mại điện tử.
- Trong suốt quá trình thực thi những nghị định nêu trên, tạo ra những ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hoá.
Không khí buổi tọa đàm diễn ra rất nhiều những vấn đề, thắc mắc về khía cạnh kinh tế số đặc biệt là hàng hoá giao thương xuyên biên giới. Nhấn mạnh tính tất yếu, theo xu hướng thời đại, vì vậy cần thiết có những cơ chế phù hợp cho thương mại điện tử. Một khía đầy cạnh tiềm năng cho Việt Nam phát triển.
NỀN Logistix | Lê Ngọc