Aristotle Onassis – Vua của những con tàu. (Phần 3)

Chính những ảnh hưởng quá lớn của Aristotle đến nền kinh tế Mỹ và thế giới đã khiến CIA đưa ông vào danh sách đen. Nhiều đánh giá cho rằng ảnh hưởng và thế lực của cá nhân tỷ phú còn lớn hơn là điều không thể chấp nhận và Mỹ đã dùng rất nhiều thủ đoạn cũng như chiến dịch để hạn chế sự ảnh hưởng này.

0
1290
Nhà tỷ phú với quyền lực đáng sợ

Nhà tỷ phú với quyền lực đáng sợ

Cùng với việc giàu lên nhanh chóng nhờ kinh doanh vận tải biển, Aristotle Onassis còn có quan hệ rất mật thiết với các chính khách, các nhân vật nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Aristotle Onassis đã chi tiền không tiếc để xây dựng những mối quan hệ này. Các lâu đài, biệt thự, khách sạn nổi tiếng thuộc sở hữu của Aristotle Onassis đều là nơi thư giãn, nghỉ mát và gặp gỡ của ông với các vị quan chức, nhân vật VIP này.

Aristotle Onassis làm việc rất nhiều nhưng ông không làm việc tại văn phòng. Thậm chí Aristotle Onassis còn không có văn phòng làm việc riêng đúng nghĩa cho mình. Các hợp đồng, quyết định kinh doanh đều được ông thực hiện tại các quán bả, nhà hàng và khách sạn.

Aristotle Onassis có một lâu đài đặc biệt trên một con tàu khổng lồ ngoài khơi mang tên Yacht Christian và không quá khi gọi đây là “địa chỉ chính” của Onassis. Tại nơi đây, ông đã tổ chức nhiều bữa tiệc chiêu đãi, gặp gỡ và bàn bạc bí mật với các nhân vật đặc biệt. Vợ chồng Tổng thống Mỹ John F Kennedy, Thủ tướng Anh Winston Churchil và nhiều ông chủ công nghiệp lớn nhất của thế giới Tây phương đã từng đến đây ăn nghỉ.

Onassis đặc biệt gắn bó với vương quốc Monaco và đã có thời gian ông coi đây như tổng hành dinh thứ 2 của mình. Chính ông là người “mai mối” cho ông Hoàng Monaco cưới nữ diễn viên nổi tiếng Grace Kelly. Nhờ những mối quan hệ thân thiết với các hoàng thân, chủ nhân các công ty dầu mỏ Ả Rập mà Aristotle có được những thoả thuận độc quyền vận chuyển dầu vào những năm 1960 và mỗi tháng Aristotle phải đóng thêm một con tàu mới.

Ông Hoàng Monaco cưới nữ diễn viên nổi tiếng Grace Kelly

Nhưng trong phước có hoạ, chính những ảnh hưởng quá lớn của Aristotle đến nền kinh tế Mỹ và thế giới đã khiến CIA đưa ông vào danh sách đen. Nhiều đánh giá cho rằng ảnh hưởng và thế lực của cá nhân tỷ phú còn lớn hơn là điều không thể chấp nhận và Mỹ đã dùng rất nhiều thủ đoạn cũng như chiến dịch để hạn chế sự ảnh hưởng này.

Và “đi đêm sẽ có ngày gặp ma”, nhân việc phát hiện Aristotle dùng tiền hối lộ một quan chức, Mỹ đã gây áp lực buộc Ả Rập Xêut phải cắt các hợp đồng chở dầu với Aristotle, nhiều nhà sản xuất dầu mỏ khác bị vận động và ép buộc không được tiếp tục hợp tác với Aristotle và hậu quả là rất nhiều con tàu của ông bị bỏ không. Thậm chí Onassis xin chở không cũng không được chấp thuận.

Trong nguy có cơ

Những tưởng cơ nghiệp của nhà tỷ phú Aristotle Onassis chấm dứt từ đây nhưng cuộc chiến kênh đào Suez năm 1957 đã cứu ông. Trong khi các hãng vận tải khác đã sử dụng hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu tăng nhanh của các bên tham gia chiến sự thì Aristotle có hơn 100 chiếc tàu chở dầu đang bỏ không. Đúng là “buồn ngủ gặp chiếu manh”. Bản lĩnh của nhà kinh doanh Aristotle trỗi dậy, ông lập tức “tham chiến” vào thị trường vận chuyển và còn tự “ấn định luôn giá” mới cho việc vận chuyển dầu trong thời điểm kênh đào Suez nóng bỏng.

(Phần 4) Bi kịch của dòng họ tỷ phú

NỀN Logistics | tổng hợp

Aristote Onassis – Vua của những con tàu. (Phần 1)

Aristote Onassis – Vua của những con tàu. (Phần 2)