Chiến sự ở Ukraine tác động như thế nào đến chuỗi cung ứng toàn cầu

0
1365
Vận chuyển đường sắt tuyến Á - Âu là một trong những lĩnh vực vận tải bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ xung đột Nga - Ukraine.

Chiến tranh đã khiến cho các chuỗi cung ứng toàn cầu thêm căng thẳng – từ ngành công nghiệp chip bán dẫn đến phụ tùng xe ô tô. Sự căng thẳng này đòi hỏi phải có các chính sách để giảm thiểu gián đoạn và tăng khả năng phục hồi.

Cuộc chiến mà Nga đang tiến hành ở Ukraine không chỉ tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mà còn dẫn đến những tác động kinh tế sâu rộng. Nền kinh tế Ukraine đang gặp khó khăn khi các chuỗi cung ứng cung cấp thực phẩm, quần áo và các hàng hóa khác, cùng với thiết bị và nguyên vật liệu hỗ trợ cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp tại đất nước Đông Âu này, đang phải hoạt động trong tình trạng rất căng thẳng hoặc bị ngưng trệ.

Đồng thời, các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng đang tác động đáng kể đến nền kinh tế Nga. Trên 750 công ty – chủ yếu là từ Bắc Mỹ và Châu Âu – đã tạm ngưng hoặc dừng hoạt động tại Nga. Đồng Ruble đã mất giá đáng kể và các nhà kinh tế dự đoán đồng tiền này sẽ giảm từ 25% đến 30% trong hoạt động kinh tế được điều chỉnh theo lạm phát trong năm nay. Mặc dù Nga và Ukraine chỉ chiếm khoảng 4% GDP toàn cầu vào năm 2021, nhưng tính liên kết của các chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến xung đột này có tác động lan tỏa đến nhiều chuỗi cung ứng công nghiệp khác nhau.

Căng thẳng sản xuất chip bán dẫn

Không điều gì có thể minh họa cho sự căng thẳng hiên nay tốt hơn là ví dụ từ các con chip bán dẫn, một thành phần thiết yếu trong các thiết bị điện tử cho phép mọi thứ có thể hoạt động, từ iPhone đến ô tô và các ứng dụng trong tương lai như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử. Nhu cầu về chip đã tăng cao không lường trước được do đại dịch COVID-19, các đợt phong tỏa, gián đoạn do hỏa hoạn tại nhà máy chế tạo trong thời gian qua cũng như các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như giá rét ở Texas, đã khiến chuỗi cung ứng chip bán dẫn rất căng thẳng và tạo ra sự thiếu hụt chip trên toàn thế giới.

Cuộc chiến tại Ukraine có khả năng cao sẽ làm cho cuộc khủng hoảng này thêm sâu sắc. Hai doanh nghiệp Ukraine, Ingas và Cryoin, hiện chiếm khoảng một nửa sản lượng khí neon trên thế giới, một thành phần rất quan trọng đối với tia laser sử dụng trong sản xuất chip. Cả Ingas, có trụ sở tại thành phố Mariupol bị bao vây và Cryoin, có trụ sở tại thành phố cảng Odesa, đều đang phải đóng cửa do chiến sự.

Chip production in danger: Ukraine halts neon gas production
Ngành sản xuất chip bán dẫn sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ xung đột tại Ukraine

Còn Nga sản xuất khoảng một phần ba nguồn cung palladium toàn cầu, một kim loại hiếm được sử dụng trong chip cảm biến và một số loại bộ nhớ máy tính. Cuộc xung đột đã hạn chế khả năng cung cấp neon và palladium từ hai quốc gia này, đẩy giá nguyên liệu lên, điều có thể dẫn đến giá chip cao hơn. Các doanh nghiệp khó khăn trong khủng hoảng đã và đang tích trữ hàng tồn kho để đề phòng xung đột leo thang. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến kéo dài hơn một vài tháng, họ chắc chắn sẽ tranh giành các nguồn cung thay thế và đáng tin cậy hơn để có được những nguyên liệu thô này.

Một nguyên nhân khác gây lo ngại là 3/4 năng lực sản xuất chip của thế giới tập trung ở Đông Á, với Trung Quốc và Đài Loan được dự báo là sẽ chiếm thị phần sản xuất lớn nhất thế giới vào năm 2030. Việc Trung Quốc miễn cưỡng với các hoạt động trừng phạt Nga trong bối cảnh mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây ra rủi ro địa chính trị đáng kể đối với chuỗi cung ứng chip. Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc tranh luận ở cả Mỹ và châu Âu – về việc chuyển từ toàn cầu hóa sang tìm nguồn cung ứng tại chỗ cho chip (thực ra là còn nhiều ngành khác nữa như kim loại hiếm và vật tư y tế) để tăng sức chống chịu trong chuỗi cung ứng.

Mỹ đã thông qua Đạo luật CHIPS vào năm 2021, đạo luật này hứa hẹn sẽ giúp tăng cường xây dựng các xưởng sản xuất chip ở Mỹ. Đạo luật Chips của Châu Âu cũng được kỳ vọng sẽ khiến tăng cường đầu tư vào năng lực sản xuất tại Châu Âu để tăng mức tỷ trọng trong sản xuất toàn cầu từ 9% lên 20%. Nhưng các giải pháp này lại không thể giải quyết được tình trạng thiếu hụt ngắn hạn, bởi bất kỳ lượng công suất bổ sung nào cũng sẽ chỉ thành hiện thực sớm nhất là từ năm 2026.

Trì trệ ngành công nghiệp ô tô

Ukraine cũng là quốc gia có ngành công nghiệp phụ tùng ô tô phát triển mạnh. Nước này là nhà cung cấp hàng đầu với sản phẩm bó dây điện (wring harness) – một thành phần quan trọng trong hệ thống điện ô tô. Việc ngừng sản xuất sản phẩm này do chiến sự đã có tác động dây chuyền đến các chuỗi cung ứng ô tô. Nhiều doanh nghiệp đang thử nghiệm các biện pháp hiệu quả được sử dụng từ trước đó, như mô hình sản xuất tức thời (just-in-time, JIT) dựa vào việc đưa các phụ tùng trực tiếp đến khu vực sản xuất khi cần thiết.

Theo mô hình JIT, tình trạng thiếu hụt nguồn cung và gián đoạn trong khâu vận chuyển có thể nhanh chóng khiến dây chuyền sản xuất của các nhà cung cấp cấp 1 (tier 1 supplier) ngừng hoạt động. Ví dụ, hoạt động sản xuất tại Leoni AG của Đức và Fujikura Ltd của Nhật Bản (cả hai đều có nhà máy sản xuất phụ tùng tại Ukraine) bị ngừng lại, và qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà sản xuất ô tô châu Âu. Volkswagen (VW) đã ngừng sản xuất tại nhà máy Zwickau ở Đức, nơi sản xuất xe điện ID.4 cho cả thị trường châu Âu và Mỹ. Nhà máy của VW ở Wolfsburg cũng phải đối mặt với sự gián đoạn do thiếu các phụ tùng. Nhà máy Dingolfing của BMW, nơi sản xuất những chiếc sedan của thương hiệu danh tiếng này, cũng tạm ngừng hoạt động do thiếu phụ tùng.

Automotive plant Zwickau
Nhà máy Zwickau của Volkswagen hiện đã tạm dừng hoạt động

Xung đột Nga – Ukraine cũng làm gián đoạn tuyến vận chuyển đường sắt Trung Quốc – châu Âu sử dụng hành lang qua Nga và Trung Á để vận chuyển phụ tùng ô tô và ô tô nguyên chiếc. Các nguồn cung cấp thay thế và các tuyến đường vận chuyển cần có thời gian để phục hồi hoạt động đến mức yêu cầu cho hoạt động sản xuất. Sự thiếu hụt chip bán dẫn đang làm tê liệt ngành công nghiệp ô tô – sự gián đoạn bổ sung do cuộc chiến tại Ukraine sẽ làm giảm sản lượng trên toàn cầu khoảng 1,5 triệu ô tô.

Lithium, nickel và coban cobalt là những kim loại được sử dụng trong pin xe điện (EV). Vùng Donbas của Ukraine sở hữu trữ lượng lithium rất dồi dào, nhưng các hoạt động khai thác và thăm dò đã bị đình trệ trong thời gian qua. Trong khi đó, Nga là nhà sản xuất cobalt lớn thứ 2 và là nhà cung cấp nickel quan trọng thứ 3 trên thế giới, lần lượt chiếm 4% và 7% nguồn cung toàn cầu.

Một cuộc chiến tranh kéo dài có thể sẽ đẩy nhanh nỗ lực của Mỹ và châu Âu nhằm phát triển nguồn cung khác đối với các kim loại này (và kể cả các mặt hàng khác) đến từ Nga. Ví dụ, Canada, Mỹ và Greenland (đảo quốc thuộc Vương quốc Đan Mạch) có trữ lượng các kim loại thiết yếu này được sử dụng trong pin EV, nhưng việc cấp vốn và thiết lập các hoạt động khai thác có thể mất nhiều năm để có thành phẩm. Trong khi đó, các doanh nghiệp hiện phải đối mặt với nguồn cung nguyên liệu giảm và giá cao, làm chậm quá trình chuyển đổi từ xe chạy xăng sang xe điện.

Chuỗi cung ứng Chính trị

Xung đột tại Ukraine làm nổi bật bản chất phức tạp, tính chất toàn cầu và tính liên kết lẫn nhau giữa các chuỗi cung ứng đương đại. Như chuỗi cung ứng chip bán dẫn và ô tô cho thấy, sự gián đoạn chỉ ở một khu vực trên thế giới có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất toàn cầu. Không có một sự phản hồi dễ dàng nào có thể thích ứng với những gián đoạn này.

How the Invasion of Ukraine Could Impact Already-Weakened Global Supply  Chains | Power & Motion
Chiến sự tại Ukraine ảnh hưởng đến nhiều chuỗi cung ứng ở quy mô toàn cầu.

Xây dựng chuỗi cung ứng khu vực cần nguồn lực tài chính, thời gian và tài năng của con người. Giống như sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga hoặc chuỗi cung ứng hàng hóa của Mỹ vốn có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng là khó có thể tách rời. Có lẽ cuộc xung đột này rồi sẽ thúc đẩy các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng giữa các quốc gia có cùng hệ giá trị – nhưng ai là người có thể nói rằng một quốc gia chia sẻ các giá trị chung hôm nay có thể không trở thành thù địch trong tương lai?

Hệ thống ra quyết định theo hai cấp độ là rất cần thiết để giảm thiểu tác động từ thực trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. Đầu tiên, chính phủ các quốc gia và các ngành công nghiệp nên áp dụng các chính sách nhằm tăng khả năng chống chịu của các chuỗi cung ứng thiết yếu. Các chính sách này bao gồm xây dựng các chuỗi cung ứng được thử nghiệm qua các biến cố căng thẳng và đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái hỗ trợ sự phát triển và sản xuất nguyên vật liệu và bộ phận thành phần chính trong phạm vi có thể kiểm soát. Thứ hai, các nhà sản xuất cần áp dụng các chiến thuật để giảm thiểu rủi ro. Các chiến thuật này có thể bao gồm việc lựa chọn nhiều nhà cung cấp cho các bộ phận thành phần chính, tăng lượng dự trữ an toàn và đưa các nhà cung cấp quan trọng vào vị trí dễ kiểm soát hơn.

NỀN Logistix | Trung Tuân / Theo International Politics and Society Journal