“Các doanh nghiệp đang phải điều chỉnh quy trình công việc và cách làm của họ,” chia sẻ Mikell Parsch (CEO của New Horizons Computer Learning Centers). Sự thay đổi kép – tốc độ của công nghệ và tốc độ phát triển của doanh nghiệp – đang khiến việc đào tạo kỹ năng tại nơi làm việc trở nên cần thiết. Để mang lại những kỹ năng cần thiết cho đội ngũ làm việc, các nhà quản lý hiện nay phải tái suy nghĩ về các chương trình phát triển chuyên nghiệp và xem xét các khóa học học tập cá nhân, các buổi workshop chuyên sâu hoặc các bằng cấp doanh nghiệp. Họ cũng cần xem xét sự gia tăng của việc làm từ xa do đại dịch COVID-19, có thể đầu tư nhiều hơn vào các cơ hội học trực tuyến thay vì các cơ hội học tập do người đi trước hướng dẫn.
Tuy nhiên, các nỗ lực tái đào tạo hoặc nâng cao kỹ năng vẫn chưa đủ. Để đảm bảo đội ngũ lao động của doanh nghiệp luôn cạnh tranh và linh hoạt, tổ chức cần liên tục đánh giá khả năng cá nhân của nhân viên và kỹ năng cần thiết cho tương lai để doanh nghiệp của họ phát triển.
Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đào tạo lại kỹ năng và nâng cao kỹ năng trong chiến lược “kỹ năng mới” rộng hơn này, xin mời quý độc giả cùng xem xét 3 vấn đề đào tạo kỹ năng sau.
RESKILLING – ĐÀO TẠO LẠI: Một sự thay đổi cần thiết
Đào tạo lại kỹ năng là gì?
Đào tạo nhân viên về những kỹ năng hoàn toàn mới để chuẩn bị cho họ đảm nhận một vai trò khác trong công ty. Điều này thường xảy ra khi các nhiệm vụ hoặc trách nhiệm trước đây của người lao động không còn phù hợp, thường là do những tiến bộ về công nghệ.
Parsch giải thích: “Các doanh nghiệp thường thực hiện điều này vì một nhân viên có thể làm việc hiệu quả với một nhóm và có kiến thức về công ty, thị trường mà khó có thể thay thế”. “Để giữ nhân viên đó, công ty chỉ cần đào tạo thêm những kỹ năng cần thiết cho họ để phù hợp với hệ thống mới và xu hướng mới.” Việc đào tạo lại kỹ năng bao gồm việc có được chứng chỉ hoặc trình độ học vấn mới trong một lĩnh vực hoặc một chuyên môn khác.
Ví dụ:
Đối với nhân viên kho: Họ cần học những kỹ năng gì để có thể đáp ứng xu hướng công việc hiện tại? Ở nước ngoài đã có robot nhà kho giúp hàng hoá được lấy ra nhanh hơn. Vậy nên một nhân viên kho cần học những kỹ năng quản lý robot và những kỹ năng công việc mà robot không thể làm được.
Đối với nhân viên văn phòng: Việc kết hợp AI và Tự động hóa Quy trình Robot (RPA) trong các tác vụ hằng ngày lặp đi lặp lại. Ví dụ như lập kế hoạch và theo dõi, tạo báo cáo, xử lý các hóa đơn, vận đơn, bảng tỷ giá và gửi email tự động đến các bên liên quan…giúp nhân viên văn phòng nâng cao chất lượng công việc và cải thiện tốc độ nhanh và chính xác hơn.
Những khó khăn trong việc đào tạo lại kỹ năng
Đầu tiên là nhiều doanh nghiệp không đủ chủ động trong việc đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên, doanh nghiệp chờ đợi cho đến khi nhận thấy các kỹ năng của nhân viên bị suy yếu.
Ngoài ra việc doanh nghiệp không xác định đúng nhu cầu cụ thể của mình cũng là một khó khăn điển hình. Ví dụ bỏ qua các kỹ năng tư duy phản biện để thiên về năng lực công nghệ.
Một cách tiếp cận toàn diện hơn để phát triển kỹ năng (đào tạo kỹ năng mới) đòi hỏi việc phải đánh giá thường xuyên. Điều này giúp cải thiện đáng kể khả năng thích ứng nhanh chóng và hiệu quả của công ty.
Như vậy, việc đào tạo lại kỹ năng không chỉ cho phép doanh nghiệp duy trì được lòng trung thành của nhân viên giỏi khi hỗ trợ họ nâng cao năng lực cá nhân, mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn so với việc phải đào tạo lại cho một nhân viên mới hoàn toàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tận dụng được những kinh nghiệm chuyên môn sẵn có và những kỹ năng của người lao động mà công nghệ không thể nào thay thế được góp phần làm gia tăng được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
NỀN Logistix | Linh Thi Khánh Ngọc