Trong ngân hàng, ai bảo kho hàng là không quan trọng?

Mới đây, vụ việc cán bộ ngân hàng bị truy tố lại gióng hồi chuông cảnh tỉnh với các Anh Chị liên quan đến công tác quản lý Kho hàng trong Ngân hàng. Link tham khảo: https://cafef.vn/truy-to-cuu-can-bo-ngan-hang-tpbank-tham-o-246-luong-vang-sjc-nuong-vao-tien-ao-188241103091052537.chn Ở góc nhìn của người làm #logistics, mình xin chia sẻ góc nhìn cá nhân trong công tác quản lý kho:

0
38
Trong ngân hàng, ai bảo thủ kho không quan trọng

Tóm tắt sự việc

1. TPBank thành lập kho quỹ tập trung để lưu giữ các tài sản gồm vàng, tiền, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng. Ông X là Trưởng nhóm ngân quỹ – kho quỹ tập trung.

2. Riêng với Vàng, ngân hàng chia thành ba trạng thái để quản lý:

a) Vàng giữ hộ: ngân hàng sẽ giữ hộ nguyên series và không series;

b) Vàng giao dịch: là vàng SJC được ngân hàng lưu trữ, sử dụng để mua bán với khách hàng

c) Vàng cầm cố: khi ngân hàng cho khách hàng vay tiền và sử dụng tài sản đảm bảo là vàng miếng SJC, sau khi nhận cầm cố, vàng được niêm phong theo quy định của ngân hàng và bảo quản trong kho tiền.

Loại a) và b) được ban quản lý kho kiểm kê hằng ngày; loại c) được kiểm kê định kỳ vào các ngày 30/6 và 31/12 hằng năm.

3. Sự việc:

– Ngày 5/6/2017, sau khi hoàn tất việc kiểm kê vàng cuối ngày, lợi dụng sơ hở của ban quản lý kho, ông X lấy 246 lượng vàng SJC trong két chứa vàng mua bán, giữ hộ cho vào túi ni lông đen và để vào thùng tôn.

– Sáng hôm sau, trong quá trình mở kho tiếp quỹ đầu ngày cho các chi nhánh, ông X mang thùng tôn giấu 246 lượng vàng ra để ở kho đệm (là không gian phía ngoài kho tiền, việc ra vào không được giám sát).

– Cuối giờ sáng, lợi dụng thời điểm các nhân viên kho quỹ đi tiếp quỹ ở cây ATM, ông X vào kho đệm lấy 246 lượng vàng SJC đi bán.

– Để “qua mặt” ngân hàng, ông X dùng thủ đoạn lấy vàng ở kho này chuyển vào chỗ thiếu hụt ở kho kia mỗi khi bị kiểm tra. Khi không còn khả năng đền bù được số vàng đã chiếm đoạt, ông X tự giác đến công an đầu thú.

Bài học rút ra

1. Tin người nhưng phải có đủ hàng rào bảo vệ.

Các Anh Chị làm Ngân hàng thường có đặt tính là cẩn thận, kỹ lưỡng, thật thà. Tuy nhiên, cũng còn dựa nhiều vào niềm tin với những con người được chọn.

Hàng rào bảo vệ thứ nhất trong ngân hàng là “4 con mắt”, nghĩa là có ít nhất một người làm và một người giám sát. 2 người này về nguyên lý là độc lập với nhau, nhưng nếu vì lòng tham hoặc một áp lực nào đó làm mờ mắt (kiểu oánh chứng khoán hay tham gia đầu tư bitcoin chẳng hạn) thì câu chuyện trên không còn đúng nữa.

Hàng rào bảo vệ thứ hai là lãnh đạo tại đơn vị, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hàng ngày. Tuy nhiên, với khối lượng công việc nhiều, nhất là phải đi tiếp khách hai ba tăng thì khả năng kiểm tra chi tiết và giữ đều đặn mỗi ngày là một thách thức.

Hàng rào thứ ba là bộ phận kiểm soát nội bộ với các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ. Với mạng lưới của ngân hàng ngày càng lớn thì khả năng bao quát, giám sát của bộ phận kiểm soát nội bộ cũng khá hạn chế.

Hàng rào bảo vệ thứ tư (hiện ít phổ biến( thật ra chính là CÔNG NGHỆ và NĂNG LỰC QUẢN LÝ KHO.

2. Chậm ứng dụng công nghệ trong hỗ trợ năng lực giám sát

Thời điểm xảy ra vụ việc là năm 2017, có thể là thời điểm công nghệ còn nhiều hạn chế, xử lý thủ công nhiều, dựa nhiều vào sức người. Ngày nay thì công nghệ đã rẻ hơn và hỗ trợ được nhiều hơn để giúp quản lý kho hàng tốt hơn:

– có thể lắp nhiều camera hơn, camera có chức năng cảnh báo tự động nếu phát hiện bất thường. camera có thể gắn trên áo của nhân viên nghiệp vụ kho quỹ để giám sát toàn bộ hoạt động (tương tự camera của các anh CSGT).

– quản lý tài sản giá trị cao bằng công nghệ nhận diện bằng sóng radio (RFID).

– xác định layout kho, vị trí để tiền, mã hộp đựng tiền, đựng tài sản giá trị cao, tổ chức kiểm đếm ngẫu nhiên theo vị trí trên cơ sở phần mềm quản lý kho hàng wms.

3. Nhân viên kho quỹ Ngân hàng có được đào tạo về nghiệp vụ kho hàng?

Các Ngân hàng thường tuyển nhân sự từ các trường có liên quan đến chữ “Ngân hàng” nên theo quan sát của mình, là làm việc kiểu nghề dạy người, nên các nghiệp vụ trong quản lý kho hàng là tự học, tự điều chỉnh, tự đưa ra quy trình, nên sẽ chưa thể tối ưu như dân #logistics chính hiệu.

Công tác đào tạo cho nhóm cán bộ làm nghiệp vụ ngân quỹ cũng thường ít được các cấp lãnh đạo ngân hàng quan tâm bởi những mối quan tâm khác như tín dụng, xử lý khiếu nại, chỉ tiêu kinh doanh.. đã chiếm hết tâm trí của họ.

Với những điểm mình rút ra như trên, hy vọng các Anh Chị trong ngành Ngân hàng có sự quan tâm hơn về công tác Quản lý kho hàng. Trong trường hợp cần đào tạo cho nhân viên kho quỹ trong ngân hàng, xin liên hệ Viện đào tạo Logistics ONEX Training, mình và các Huấn luyện viên có kinh nghiệm sẵn sàng cung cấp dịch vụ!

Trân trọng và Yêu thương,

NỀN Logistix | Khiêm Trần Buổi Sáng